TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
Giới thiệu chung:
1. Giới thiệu về điện hiện đại ở Việt Nam.
* Một hệ thống điện hiện đại bao gồm 2 nhánh: Hệ thống điện đã có sẵn và hệ thống điện điều khiển.
Trong đó:
- Hệ thống điện có sẵn bao gồm:
+ Nguồn cung cấp điện: Điện nhập khẩu, thủy điện, năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối.
+ Các trạm biến áp: Các trạm tăng áp, hạ áp.
+ Hệ thống dây dẫn truyền tải: đường dây dẫn, cột điện Rơ-le bảo vệ, các trạm điều khiển.
+ Phụ tải: các công ty, hộ dân tiêu thụ.
- Hệ thống điều khiển:
+ Thu thập dữ liệu: hệ thống điều khiển, công tơ điện, các bộ I/O.
+ Phân tích và dự báo: hệ thống Data khách hàng.
+ Giám sát/quản lý/điều khiển: hệ thống App trên các máy tính điện thoại, trung tâm điều hành Scada.
+ Hệ thống trao đổi thông tin: hệ thống CSKH, App ứng dụng.
2. Sự phát triển nguồn điện ở Việt Nam qua các năm 2015, 2016 và 2018.
- Do sự phát triển mạnh công nghiệp hóa nên nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao và tăng mạnh qua nhiều năm, cùng với đó là sự cạn kiệt dần nguồn năng lượng hóa thạch đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn về công nghệ để có thể thay thế các nguồn nhiên liệu này.
Về mặt bằng chung thì ta thấy ở biểu đồ sau,
phần thủy điện thì có tăng nhẹ sau các năm, còn về than thì tăng mạnh từ năm
2016 đến 2018, còn về phần dầu - gas thì không có sự thay đổi gì nhiều, đặc
biệt là sau khi được cấp phép thì việc sử dụng NLTT đem lại hiệu quả cao, nên
tăng mạnh từ năm 2018, còn về phần thủy điện nhỏ và Diesel đã bị ngưng hoạt
động từ năm 2016, về sau này thì do thiếu hụt về điện nên phải nhập khẩu điện
nên năm 2018 điện nhập khẩu có phần tăng nhẹ.
3. Hệ thống truyền tải ở Việt Nam
Là một trong những thành phần không thể thiếu để xây dựng nên một hệ thống điện, thì một hệ thống truyền tải điện cực kì quan trọng. Trong đó có 2 đường dây siêu cao áp 500kV và 220kV được trải đều từ Bắc vô Nam để cung cấp đủ lượng điện năng tiêu thụ cho các nơi tiêu thụ như: các công ty, xí nghiệp, nhà máy và các hộ dân.
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống dây dẫn điện ở Việt Nam (ảnh: https://www.npt.com.vn/?fbclid=IwAR3JQb_y6ZSrCh1m6hhiCNra7terJ7cNAs70XGz1f-4CHjAn3pKZ_nCLdkU)
Hình 3.2: Hệ thống truyền tải điện của EVN
Nguồn [4]
Dựa vào biểu đồ trên (thông tin được cung cấp bởi tập đoàn điện lực EVN "https://www.npt.com.vn/", tính tới ngày 28/2/2019), tổng một hệ thống truyền tải của tập đoàn EVN được chia thành 4 công ty con PTC1, PTC2, PTC3, PTC4 (trong đó PTC là Công ty truyền tải điện). Các công ty con được trải đều khắp Việt Nam.
Từ thông tin trên biểu đồ ta có thể thấy được hệ thống truyền tải điện 220kV có chiều dài hơn gấp đôi so với hệ thống truyền tải điện 500kV, và ta thấy trong đó PTC1 chiếm khoảng 40% so với tổng Công ty điện lực EVN.
4. Hệ thống các trạm biến áp ở Việt Nam
Để truyền tải điện năng đi tiêu thụ từ miền Bắc vô Nam không bị hao hụt trong quá trình truyền tải, thì ta cần có các trạm biến áp, mục đích của các trạm biến áp này có 2 loại là tăng áp và hạ áp. Khi muốn truyền tải điện đi xa thì ta cần tăng áp lên cao để trong quá trình truyền tải đi xa sẽ hao hụt, khi đến trạm biến áp tiếp theo sẽ tăng điện áp lên tiếp và cứ tiếp tục trong quá trình truyền tải từ Bắc vào Nam. Còn trạm biến áp hạ áp dùng để hạ áp xuống thấp vào các máy biến áp trung thế, sau đó hạ áp tiếp tục để phù hợp với nhu cầu sử dụng điện áp của các nhà máy, công ty và các hộ dân.
Các loại trạm
biến áp:
- Siêu cao áp: từ
500kV trở lên
- Cao áp: 66kV, 110kV,
220kV
- Trung áp: 6kV, 10kV,
15kV, 22kV, 35kV
- Cao áp: nhỏ hơn 1kV
Hiện tại số trạm biến áp nước ta ngày càng tăng lên do nhu cầu sử dụng và truyền tải điện ngày càng lớn.
Hình 4.2 Tổng số trạm biến áp 500kV và 200kV tính đến hiện tại ở Việt Nam (ảnh: https://www.npt.com.vn/?fbclid=IwAR3JQb_y6ZSrCh1m6hhiCNra7terJ7cNAs70XGz1f-4CHjAn3pKZ_nCLdkU)
5. Kết luận
Thời gian từ năm 2018 trở đi do có các chính sách ưu đãi từ chính phủ nên mảng năng lượng tái tạo ( điện mặt trời) phát triển rất mạnh, đến năm 2021 thì các mạng lưới điện ở Ninh Thuận, Bình Thuận đã quá tải công suất do sự phát triển chóng mặt của năng lượng mặt trời, dự báo năm 2021 trở đi sẽ giảm bớt. Ngành điện lực và chính phủ cần có các chính sách tốt để đầu tư thêm hệ thống truyền tải đi khắp nơi.
Ngoài ra cần loại bỏ bớt các thủy điện nhỏ và giảm bớt vào nhiệt điện, đầu tư thay thế hệ thống truyền tải để giảm áp lực cho những nơi bị quá tải , xây dựng nhiều trạm biến áp để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Không có nhận xét nào