Header Ads

Header ADS

Điện năng lượng mặt trời

1. Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái là gì?


Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái hay lắp đặt trên mái là tận dụng mặt bằng trên mái nhà, sân thượng để lắp đặt hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời để chuyển đổi năng lượng từ bức xạ của ánh sáng mặt trời thành điện năng. Điều này khiến cho ngôi nhà của bạn trở thành một nhà máy phát điện thu nhỏ nhưng tạo ra nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. 

Ngoài tạo ra năng lượng điện để cung cấp cho toàn bộ hệ thống thiết bị, phụ tải sử dụng trong hộ gia đình, dịch vụ kinh doanh hay nhà máy sản xuất, điện năng dư thừa được tạo ra bởi hệ thống điện mặt trời áp mái còn được bán lại cho EVN với mức giá 1.943 VND/kwh (8,38 USCent/kwh). 

Điểm mấu chốt giúp cho các giải pháp điện năng lượng mặt trời trở thành xu hướng của tương lai bởi đây là nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, việc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp lắp đặt các hệ thống điện năng lượng mặt trời và qua đó làm chủ được nguồn năng lượng cho quá trình sử dụng cũng như sản xuất, kinh doanh cũng góp phần giảm tải cho áp lực thiếu hụt năng lượng ngày càng tăng cao tại Việt Nam. 



Dự án điện năng lượng mặt trời áp mái nhà xưởng do Mega Sky thực hiện

Với những sản phẩm Pin năng lượng mặt trời, bộ chuyển đội điện Inverter, cũng như các vât tư đi kèm được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến nhất. Chúng tôi đã và đang mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm tuyệt vời bởi tính hiệu quả trong sử dụng nguồn năng lượng sạch này.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời

Giải pháp điện năng lượng mặt trời hiện nay được chia thành ba dạng gồm:

- Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập.

- Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới. 

- Hệ thống điện năng lượng mặt trời hỗn hợp (Hybrid).

2.1 Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập

Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập là giải pháp điện mặt trời giúp tạo ra năng lượng điện và cung cấp cho nhu cầu sử dụng một cách độc lập mà không phụ thuộc vào nguồn điện khác. 

 


Cấu tạo cơ bản của hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập

 Thành phần cơ bản của một hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập gồm: Các tấm pin mặt trời, Biến tần chuyển đổi điện (inverter), hệ thống ắc quy hoặc pin lưu trữ. 

Hệ thống các tấm pin sẽ hấp thụ nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời để chuyển hóa thành điện năng dưới dạng dòng điện DC. Dòng điện DC sinh ra từ các tấm pin sẽ được bộ biến tần (Inverter) chuyển đổi và ổn áp với một mức điện áp một chiều nhất định để sạc vào hệ thống ắc quy hoặc pin lưu trữ (thường là 48V). Đồng thời, dòng điện một chiều (DC) được bộ Inverter chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều AC để cung cấp cho hệ thống các thiết bị tiêu thụ điện tại khu vực lắp đặt của khách hàng. 

Như vậy, với gói giải pháp nói trên, chủ đầu tư sẽ hoàn toàn chủ động được nguồn năng lượng cung cấp cho một hệ thống thiết bị điện không quá lớn mà không phụ thuộc vào nguồn năng lượng nào khác.

2.2 Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới

 Khác biệt so với hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập, hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới không có bộ ắc quy lưu trữ và được đấu nối hòa chung với mạng điện lưới của EVN. 

 


Cấu tạo cơ bản của hệ thống điện mặt trời hòa lưới

Dòng điện một chiều DC được tạo ra bởi hệ thống các tấm pin sẽ được chuyển đổi trực tiếp thành dòng điện xoay chiều AC thông qua bộ Inverter hòa lưới. Dòng điện xoay chiều AC sau khi đi ra khỏi bộ biến tần sẽ được ưu tiên cung cấp cho toàn bộ hệ thống các phụ tải điện trong nhà hoặc trong toàn bộ khu vực lắp đặt của chủ đầu tư. 

Điểm khác biệt của hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới so với hệ thống độc lập là hệ thống này được đấu nối với mạng điện lưới quốc gia và hoàn toàn không có lưu trữ. 

 2.3 Hệ thống điện năng lượng mặt trời Hybrid (hỗn hợp)

Đúng như tên gọi thì hệ thống điện năng lượng mặt trời Hybrid là sự kết hợp của hai hệ thống điện mặt trời độc lập và hòa lưới.

Đây là hệ thống điện mặt trời có khả năng phục vụ nhu cầu sử dụng điện của khách hàng một cách tốt nhất. Hệ thống này vừa có khả năng lưu trữ điện năng để dự phòng cho trường hợp bị ngắt điện lưới và vừa có khả năng bán lại điện dư thừa cho EVN nhờ được hòa vào điện lưới. 

 


Cấu tạo cơ bản của hệ thống điện mặt trời Hybrid

Điểm khác biệt của hệ thống điện mặt trời Hybrid so với hệ thống hòa lưới là có thêm hệ thống ắc quy hoặc pin lưu trữ lại một lượng điện năng nhất định trước khi bán lượng điện dư thừa lên hệ thống của EVN. 

Là hệ thống có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất nhưng nhược điểm của hệ thống điện mặt trời Hybrid là chi phí đầu tư cao hơn khá nhiều so với hệ thống hòa lưới thông thường.

 


1 nhận xét:

Hình ảnh chủ đề của Jason Morrow. Được tạo bởi Blogger.