Header Ads

Header ADS

Phòng ngừa dịch SARS-CoV-2: trường ĐH chế tạo Buồng khử trùng cấp tốc

 Mới đây, trường Đại học Lạc Hồng (LHU) đã chuyển giao buồng khử trùng toàn thân cấp tốc nano bạc cho công ty Đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh

Buồng khử trùng cao 2 mét, hoạt động theo cơ chế máy phun sương có gắn cảm biến. Khi có người bước vào, thiết bị cảm biến sẽ hoạt động. Theo đó, hệ thống đèn báo sẽ chuyển sang màu đỏ để báo hiệu đã có người trong phòng, hệ thống phun dung dịch bắt đầu hoạt động, sau 10 giây khử trùng trong phòng, hệ thống sẽ dừng lại, đèn tín hiệu màu xanh lá (ở trong và ngoài phòng) sẽ tự động bật lên cho biết quá trình đã hoàn tất và sẵn sàng cho người tiếp theo.

Buồng khử trùng do nhóm giảng viên Open Workshop thực hiện

Dung dịch được dùng để phun là dung dịch sát khuẩn có chứa thành phần nano bạc – một thành phần có tính sát khuẩn cao.

Khi hệ thống hết dung dịch, tín hiệu đèn sẽ chuyển sang màu xanh dương và bật chuông báo động để báo cho người sử dụng biết là hệ thống cần cung cấp thêm dung dịch. Cổng phun có thu thập dữ liệu số lượng người ra vào phòng.

Thành viên nhóm chế tạo – Kỹ sư Phạm Hồng Sơn, khoa Cơ Điện – Điện tử, Trường Đại học Lạc Hồng cho biết: “Ưu điểm của buồng khử trùng này là dễ dàng lắp ráp, di động nên thuận tiện di chuyển, có thể đặt tại bất cứ đâu, đặc biệt những nơi đông người như siêu thị, nhà ga, bến xe, trường học... và cũng không chiếm quá nhiều diện tích. Mặt khác, dung dịch dùng để phun có chứa thành phần nano bạc, nên tính kháng khuẩn rất cao, chỉ cần 10 giây để phun và loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh bám trên quần áo, trang phục của người mặc. Cũng cần lưu ý, trong quá trình thực hiện phun khử trùng, để đảm bảo an toàn, người sử dụng nên đeo khẩu trang”.

Được biết, hiện nay trên thị trường mới sản xuất ra được các máy có thể phun được chất liệu ion muối, riêng sản phẩm Cổng phun dung dịch khử trùng cấp tốc của LHU có thể phun ra các hạt nano bạc.

Sắp tới, nhóm nghiên cứu sẽ chuyển giao một số máy để đặt tại cơ sở 1 Trường Đại học Lạc Hồng, Uỷ Ban Nhân dân tỉnh đồng Nai và một số đơn vị tại TP. Hồ Chí Minh. “Nhóm sẽ nghiên cứu để giảm thiểu dung dịch và lượng tiêu thụ điện nhưng vẫn đảm bảo chất lượng khi sử dụng loại máy này” – KS Sơn nói thêm.

Không có nhận xét nào

Hình ảnh chủ đề của Jason Morrow. Được tạo bởi Blogger.