Header Ads

Header ADS

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM VÀ CÁC HỆ THỐNG KÍ HIỆU

Đối với bất kỳ công trình nào cũng vậy, nhà thầu cần phải đáp ứng đủ hết các tiêu chuẩn liên quan trước, trong và sau khi thi công hệ thống cơ điện. Trong bài viết sau, tôi xin chia sẻ với các bạn một số tiêu chuẩn thi công hệ thống điện áp dụng cho bất cứ công trình thi công hệ thống điện nào dù lớn, dù nhỏ.

I.TỔNG HỢP CÁC TIÊU CHUẨN THI CÔNG HỆ THỐNG ĐIỆN

do hệ thống điện được chia làm nhiều mảng nên ta có những nhóm tiêu chuẩn như sau :

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG TRÌNH[1]

Hình 1.1 : Hệ thống điện công trình (ảnh: https://taibamep.com/electrical-services/)

+ QCVN 12:2014 _ Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và công trình

+ TCVN 9206:2012 ( thay cho tcvn 27:1995 ) _ Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế

+ TCVN 9207:2012 ( thay cho tcvn 25 : 1995 ) _ Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế

+ TCVN 9208:2012 _ Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp

 + TCVN 394: 2007 _ Tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng, phần an toàn điện

+ QCVN 05:2008/BXD _ Nhà ở và công trình công cộng - an toàn sinh mạng và sức khỏe

+ TCVN 7447-1:2004 _ Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà - Phần 1: Nguyên tắc cơ bản, đánh giá các đặc tính chung, định nghĩa

+ TCVN 7447-5-51:2004 _ Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà - Phần 5-51: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - Quy tắc chung

 + TCVN 7447-5-53:2005 _ Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà - Phần 5-53: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - Cách ly, đóng cắt và điều khiển

+ TCVN 7447-5-54:2005 _ Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà _ Phần 5-55 : Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ.

+ 11 TCN -18-2006 _ Quy phạm trang bị điện - Phần I: Quy định chung

+ 11 TCN -19-2006 _ Quy phạm trang bị điện - Phần II: Hệ thống đường dẫn điện

+ 11 TCN -20-2006 _ Quy phạm trang bị điện - Phần III: Trang bị phân phối và trạm biến áp

+ 11 TCN -21-2006 _ Quy phạm trang bị điện - Phần IV: Bảo vệ và tự động 

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT CHIẾU SÁNG CÔNG TRÌNH[1]

Hình 1.2:Hệ thống chiếu sáng công trình (ảnh: https://khoingo.net/tieu-chuan-thiet-ke-he-thong-m-e/)

+ TCVN 7114-1:2008 _ Chiếu sáng nơi làm việc - phần 1 : trong nhà

+ TCVN 29:1991 _ Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - Tiêu chuẩn thiết kế

+ TCVN 259:2001 _ Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị

+ TCVN 333:2005 _ Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế 

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT CHO HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ[1]
Hình 1.3: Hệ thống điện nhẹ (ảnh: http://www.hmt-hvacr.co.id/)

+ QCVN 33:2011/BTTTT _ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông

+ TCVN 7189:2009 _ Thiết bị công nghệ thông tin - đặc tính nhiểu tần số radio - giới hạn và PP đo

+ TCVN 175:2005 _ Mức ồn tối đa cho phép trong các công trình công cộng - tiêu chuẩn thiết kế  

+ TCN 68-135:2001 _ Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông - yêu cầu kỹ thuật

+ TCVN 4511: 1988 _ Studio âm thanh - Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh xây dựng

+ TCN 68_167:1997 _ Thiết bị chống quá áp quá dòng do ảnh hưởng của sét và đường dây tải điện

+ TCN 68_174:1998 _ Phạm vi chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông 

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ THÔNG GIÓ, ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ[1]

Hình 1.4: Hệ thống thông gió, điều hòa không khí (ảnh:https://khoingo.net/tieu-chuan-thiet-ke-he-thong-m-e/)

+ TCVN 5687: 2010 _ Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm - Tiêu chuẩn thiết kế

+ TCVN 306: 2004 _ Nhà ở và công trình công cộng-các thông số vi khí hậu

+ TCVN 232:1999 _ Hệ thống thông gió, điều hoà không khí và cấp lạnh - Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu

+ QCVN 09: 2005 _ Các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả

+ QCVN 09: 2013 _ Các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả 

TIÊU CHUẨN  THIẾT KẾ CẤP THOÁT NƯỚC CÔNG TRÌNH[1] 

Hình 1.5: Hệ thống cấp thoát nước công trình (ảnh: https://khoingo.net/tieu-chuan-thiet-ke-he-thong-m-e/)

+ TCVN 4513:1988 _ Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế

+ TCVN 33: 2006 _ Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế

+ TCVN 4474:1987 _ Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế

+ TCVN 51 : 2008 _ Thoát nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - tiêu chuẩn thiết kế

+ TCVN 4519-1988 _ Hệ thống thoát nước bên trong nhà và công trình - phạm vi thi công và nghiệm thu 

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY[1]

Hình 1.6: Hệ thống phòng cháy chữa cháy (ảnh: https://www.shanfiresafetysolutions.com/)

+ QCVN 06:2010 _ Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

+ TCVN 2622:1995 _ Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế

+ TCVN 3890:2009 _ Phương tiện phòng cháy & chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng

+ TCVN 6160 :1996 _ Phòng cháy chữa cháy cho nhà cao tầng – yêu cầu thiết kế

+ TCVN 6161:1996 _ Phòng cháy chữa cháy cho nhà và trung tâm thương mại

+ TCVN 7336:2003 _ Hệ thống chữa cháy – Hệ thống spinkler tự động – yêu cầu thiết kế & lắp đặt.

+ TCVN 5738:2001 _ Hệ thống báo cháy yêu cầu kỹ thuật 

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CHỐNG SÉT TIẾP ĐỊA[1]

Hình 1.7: Chống sét tiếp địa (ảnh: https://vietnamcontrol.edu.vn/)

 + TCVN 9385: 2012 ( thay cho 46-2007 ) _ Chống sét cho công trình xây dựng, hướng dẫn thiết kế kiểm tra và bảo trì hệ thống

 + TCVN 9358: 2012 ( thay cho 319-2004 ) _ Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung 

II. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT 

1.Kiểu chữ: 

Ø  TCVN 6-85 Chữ viết trên bản vẽ, quy định chữ viết gồm chữ, số và dấu dùng trên bản vẽ và các tài liệu kỹ thuật.Tiêu chuẩn này phù hợp với Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 3098 -1: 2000.  

  Chiều cao chữ tiêu chuẩn chọn trong dãy sau: 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20; 28; 40

Ø  Layer: KC.TEXT

Ø  Font: Romans

Ø  Height:2,5

Ø  Width factor: 0,75

            2. Mẫu giấy và khung tên: 

* Khung bản vẽ phải được vẽ bằng nét đậm (kích thước khoảng 0,5 – 1mm); cách mép giấy 5mm. Sau khi thiết kế xong và đóng thành tập hoàn chỉnh đưa cho chủ đầu tư, các cạnh khung bản vẽ được giữ nguyên trừ cạnh khung bên trái được kẻ cách mép 25mm để đóng ghim.

* Khung tên bản vẽ kỹ thuật có thể được đặt tùy ý theo chiều dọc, chiều ngang của bản vẽ phụ thuộc vào cách trình bày của người thiết kế. Đa số khung tên được đặt ở cạnh dưới và góc bên phải của bản vẽ. Nhiều bản vẽ có thể đặt chung trên 1 tờ giấy, nhưng mỗi bản vẽ phải có khung bản vẽ và khung tên riêng. Trong đó, khung tên của mỗi bản vẽ phải được đặt sao cho các chữ ghi trong khung tên có dấu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ để thuận tiện cho việc tìm kiếm bản vẽ và giữ cho bản vẽ không bị thất lạc.

Hình 2.1: Kích thước khung bản vẽ (ảnh: https://www.baoduongmaythoikhi.com/2018/10/khung-ten-ban-ve-ky-thuat.html)

Cách đặt khung tên vào trong bản vẽ

 Đối với bản vẽ A3 đến A0 ta đặt khổ giấy nằm ngang so với khung tên. Theo chiều b1 như trong hình.

Đối với bản vẽ A4 ta đặt khổ giấy nằm đứng so với khung tên. Theo chiều a1 như trong hình.

Hình 2.2: Vị trí khung tên trong bản vẽ (ảnh:https://www.baoduongmaythoikhi.com/2018/10/khung-ten-ban-ve-ky-thuat.html)

 Mẫu khung tên bản vẽ kỹ thuật sử dụng trong trường học

Hình 2.3: Mẫu khung tên dùng trong trường học (ảnh: https://www.baoduongmaythoikhi.com/2018/10/khung-ten-ban-ve-ky-thuat.html)

Trong đó,

  • Ô số 1 : Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết
  • Ô số 2 : Vật liệu của chi tiết
  • Ô số 3 : Tỉ lệ
  • Ô số 4 : Kí hiệu bản vẽ
  • Ô số 5 : Họ và tên người vẽ
  • Ô số 6 : Ngày vẽ
  • Ô số 7 : Chữ ký của người kiểm tra
  • Ô số 8 : Ngày kiểm tra
  • Ô số 9 : Tên trường, khoa, lớp

Mẫu khung tên bản vẽ kỹ thuật sử dụng trong sản xuất

Hình 2.4: Mẫu khung tên dùng trong sản xuất (ảnh: https://www.baoduongmaythoikhi.com/2018/10/khung-ten-ban-ve-ky-thuat.html)

Trong đó,

  • Ô số 1 : ghi tên gọi sản phẩm phải chính xác , gắn gọn, phù hợp với danh từ kỹ thuật.
  • Ô số 2 : Ghi ký hiệu bản vẽ. Ký hiệu này sau khi xoay 1800 – cũng ghi ở góc trái phía trên bản vẽ (đối với bản vẽ đặt dọc thì ghi ở góc phải phía trên).
  • Ô số 3 : Vật liệu chế tạo chi tiết.
  • Ô số 4 : Ghi ký hiệu bản vẽ. Bản vẽ dùng cho sản xuất đơn chiếc ghi chữ ĐC; loạt ổn định ghi chữ A, hàng loạt hay đồng loạt ghi chữ B, …..
  • Ô số 7 : Ghi số thứ tự tờ. Nếu bản vẽ chỉ có một tờ thì để trống.
  • Ô số 8 : Ghi tổng số tờ của bản vẽ.
  • Ô số 9 : Tên cơ quan phát hành ra bản vẽ.
  • Ô số 14 : ghi ký hiệu sửa đổi( các chữ a,b,c …) đồng thời các ký hiệu này cũng được ghi lại bên cạnh phần được sửa đổi( đã đưa ra ngoài lề) của bản vẽ.
  • Ô số 14 – 18 : Bảng sửa đổi. Việc sửa đổi bản vẽ chỉ được giải quyết ở cơ quan, xí nghiệp bảo quản bản chính.
          3. Hệ thống ký hiệu [2]

 THIẾT BỊ ĐIỆN, TRẠM BIẾN ÁP, NHÀ MÁY ĐIỆN 

Tên gọi

Ký hiệu

1. Động cơ điện không đồng bộ

2. Động cơ điện đồng bộ

3. Động cơ điện một chiều

4. Máy phát điện đồng bộ

5. Máy phát điện một chiều

6. Một số động cơ tạo thành tổ truyền động

7. Máy biến áp

8. Máy tự biến áp (biến áp tự ngẫu)

9. Máy biến áp hợp bộ có cầu chảy và máy cắt điện

10. Máy đổi điện dùng động cơ không đồng bộ và máy phát điện một chiều

11. Nắn điện thủy ngân

12. Nắn điện bán dẫn

13. Trạm, tủ, ngăn tụ điện tĩnh

14. Thiết bị bảo vệ máy thu vô tuyến chống nhiễu loại công nghiệp

15. Trạm biến áp

16. Trạm phân phối điện

17. Trạm đổi điện (nắn điện)

18. Nhà máy điện

A - Loại nhà máy

B - Công suất (MV)

BẢNG, BÀN, TỦ ĐIỆN

Tên gọi

Ký hiệu

1. Bảng, bàn, tủ điều khiển

2. Bảng phân phối điện

3. Tủ phân phối điện (động lực và ánh sáng)

4. Hộp hoặc tủ hàng kẹp đấu dây

5. Bảng điện dùng cho chiếu sáng làm việc

6. Bảng điện dùng cho chiếu sáng sự cố

7. Mã hiệu tủ và bảng điện:

A - số thứ tự trên mặt bằng

B - mã hiệu tủ

8. Bảng, hộp tín hiệu


 THIẾT BỊ KHỞI ĐỘNG, ĐỔI NỐI

Tên gọi

Ký hiệu

1. Khởi động từ

2. Biến trở

3. Bộ khống chế

4. Bộ khống chế kiểu bàn đạp

5. Bộ khống chế kiểu hình trống

6. Điện kháng

7. Hộp đặt máy cắt điện hạ áp

8. Hộp đặt cầu dao

9. Hộp đặt cầu chảy

10. Hộp có cầu dao và cầu chảy

11. Hộp cầu dao đổi nối

12. Hộp khởi động thiết bị điện cao áp

13. Hộp đấu dây vào

14. Khóa điều khiển

15. Hộp nối dây hai ngả

16. Hộp nối dây ba ngả

17. Hộp nối dây rẽ nhánh

18. Nút điều khiển (số chấm tùy theo số nút)

19. Nút điều khiển bằng chân

20. Hãm điện hành trình

21. Hãm điện có cờ hiệu

22. Hãm điện ly tâm

23. Xenxin

24. Nhiệt ngẫu

25. Tế bào quang điện

26. Nhiệt kế thủy ngân có tiếp điểm

27. Nhiệt kế điện trở

28. Dụng cụ tự ghi

29. Rơle

30. Máy đếm điện (công tơ điện)

(Wh - máy đếm điện năng tác dụng)

31. Chuông điện

32. Còi điện

THIẾT BỊ DÙNG ĐIỆN

Tên gọi

Ký hiệu

1. Lò điện trở

2. Lò hồ quang

3. Lò cảm ứng

4. Lò điện phân

5. Bộ truyền động điện tử (để điều khiển máy khí nén, thủy lực…)

6. Máy phân ly bằng từ

7. Bàn nam châm điện

8. Bộ hãm điện từ

DỤNG CỤ CHIẾU SÁNG

Tên gọi

Ký hiệu

1. Đèn thường

2. Đèn thường có chao

3. Đèn «anpha»

4. Đèn chiếu sâu có chao tráng men

5. Đèn chiếu sâu có chao tráng gương

6. Đèn có bóng tráng gương

7. Đèn thủy ngân áp lực cao

8. Đèn vạn năng không chụp

9. Đèn vạn năng có chụp

10. Đèn chống nước và bụi

11. Đèn mỏ thường có chụp trong suốt

12. Đèn mỏ thường có chụp mờ

13. Đèn chống nổ không chao

14. Đèn chống nổ có chao

15. Đèn chịu nổ

16. Đèn chống thấm và chống nổ có chao

17. Đèn chống hóa chất ăn mòn

18. Đèn chiếu nghiêng

19. Đèn đặt sát tường hoặc sát trần

20. Đèn cổ cò

21. Đèn chiếu sáng cục bộ

22. Đèn chiếu sáng cục bộ, trọn bộ gồm có máy giảm áp, giá lắp, bóng đèn

23. Đèn huỳnh quang

a - số bóng đèn

b - công suất bóng đèn (W)

24. Đèn chùm huỳnh quang

a - số bóng đèn

b - công suất bóng đèn (W)

25. Đèn chùm

a - số bóng đèn

b - công suất bóng đèn (W)

26. Giá đỡ đèn hình cầu

a - số bóng đèn

b - công suất bóng đèn (W)

27. Giá đỡ đèn hình chén

a - số bóng đèn

b - công suất bóng đèn (W)

28. Giá đỡ đèn hình trụ

a - số bóng đèn

b - công suất bóng đèn (W)

29. Giá đỡ đèn (ký hiệu đèn vẽ theo kiểu tương ứng)

a - ký hiệu giá đỡ

b - kiểu giá đỡ

30. Đèn tín hiệu

X - xanh

Đ - đỏ

V - vàng

31. Đèn báo hiệu chỉ chỗ đặt bình chữa cháy

32. Đèn báo hiệu chữa cháy

33. Đèn pha

a - công suất

b - góc nghiêng (o)

c - độ cao đặt đèn (m)

d - góc tà (o)

34. Ổ cắm điện hai cực

a - kiểu thường

b - kiểu kín

35. Ổ cắm điện hai cực có cực thứ ba nối đất

a - kiểu thường        b - kiểu kín

36. Ổ cắm điện ba cực có cực thứ tư nối đất

a - kiểu thường        b - kiểu kín

37. Hãm điện kiểu thường

a - một cực

b - hai cực

c - ba cực

38. Hãm điện kiểu kín

a - một cực

b - hai cực

c - ba cực

39. Hãm điện hai chiều

a - kiểu thường

b - kiểu kín


CHIẾU SÁNG NGOÀI TRỜI

Tên gọi

Ký hiệu

1. Cột bêtông ly tâm không có đèn

2. Cột bêtông vuông không có đèn

3. Cột sắt không có đèn

4. Đèn đặt trên cột

(ký hiệu đèn và cột vẽ theo kiểu tương ứng)

5. Đèn treo trên dây

(ký hiệu đèn vẽ theo kiểu tương ứng)

6. Điểm kiểm tra độ rọi tính toán

a - b - độ rọi theo phương thẳng đứng về hai phía

c - độ chiếu sáng theo phương ngang



LƯỚI ĐIỆN

Tên gọi

Ký hiệu

1. Đường dây của lưới phân phối động lực xoay chiều đến 1000 V

a - đường dây trần

b - đường cáp

2. Đường dây của lưới phân phối động lực xoay chiều trên 1000 V

a - đường dây trần

b - đường cáp

3. Đường dây của lưới phân phối động lực một chiều

4. Đường dây của lưới phân phối động lực xoay chiều có tần số khác 50 Hz

5. Cáp và dây dẫn mềm di động dùng cho động lực và chiếu sáng

6. Đường dây của lưới chiếu sáng làm việc

a - đối với bản vẽ chỉ có chiếu sáng

b - đối với bản vẽ có lưới động lực và chiếu sáng

7. Đường dây của lưới chiếu sáng sự cố

a - đối với bản vẽ chỉ có chiếu sáng

b - đối với bản vẽ có lưới động lực và chiếu sáng

8. Đường dây của lưới chiếu sáng bảo vệ

9. Đường dây của lưới điện dưới 360 V

10. Đường dây của lưới kiểm tra, đo lường tín hiệu, khống chế, điều khiển

11. Đường dây cáp treo vào dây treo

12. Đường trục điện xoay chiều dùng dây dẫn hoặc thanh dẫn

13. Đường trục điện một chiều dùng dây dẫn hoặc thanh dẫn

14. Thanh dẫn kín đặt trên trụ đỡ

15. Thanh dẫn kín đặt trên giá treo

16. Thanh dẫn kín đặt trên giá đỡ

17. Thanh dẫn kín đặt dưới sàn

18. Đường dây trượt (trolley)

19. Đường dây nối đất hoặc đường dây trung tính

20. Nối đất tự nhiên

21. Nối đất có cọc

a - cọc bằng thép ống, thép tròn

b - cọc bằng thép hình

22. Chỗ rẽ nhánh

23. Chỗ mặt cắt dây thay đổi

24. a - đường dây đi lên

b - đường dây đi từ dưới lên

c - đường dây đi xuống

d - đường dây đi từ trên xuống

e - đường dây đi lên và đi xuống

g - đường dây xuyên từ trên xuống

h - đường dây xuyên từ dưới lên

25. Chỗ co dãn của thanh cái

26. Hộp nối cáp

27. Hộp cáp rẽ nhánh

28. Hộp cáp đầu

29. Bộ chống sét

30. Dây chống sét

31. Nối đất

32. Đánh dấu các pha:

Pha thứ nhất là A; pha thứ hai là B, pha thứ ba là C

Dây trung tính là N. Điểm trung tính là O.

Khi cần thiết có thể ký hiệu các dây và pha là:



CÁC THÀNH PHẦN TRONG MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Tên gọi

Ký hiệu

1. Ký hiệu chung móng của tổ máy, tổ động cơ, tủ phân phối, tủ điều khiển v.v…

2. Ống đặt nổi

3. Nhóm ống đặt nổi

4. Ống đặt trong bêtông hoặc trong đất có chỉ độ sâu đặt ống. Ví dụ: sâu 800 mm

5. Nhóm ống đặt trong bêtông hoặc trong đất có chỉ độ sâu đặt ống. Ví dụ: sâu 800 mm

6. Ống đặt nổi trên trần của tầng dưới

7. Nhóm ống đặt nổi trên trần của tầng dưới

8. Cáp đặt nổi

9. Nhóm cáp đặt nổi

10. Đưa ống có cáp xuống dưới

11. Ống đi xuống dưới

có ghi độ sâu của đầu ống. Ví dụ: 500 mm

12. Ống đi lên

có ghi độ cao của đầu ống. Ví dụ: 100 mm

13. Ống xuyên qua sàn

14. Kết cấu đỡ ống, cáp, dây dẫn

15. Đường dây bị kẹp chặt một đầu

16. Đường dây bị kẹp chỗ hai đầu tiếp giáp và nối bằng dây leo

17. Dây dẫn được đỡ bằng vật trung gian cách điện

18. Dây treo bị kẹp chặt một đầu

19. Mương cáp

20. Mương cáp

(Trên mặt bằng các thiết kế xây dựng lại)

21. Hào cáp

22. Hào cáp

(Trên mặt bằng của thiết kế xây dựng lại)

23. Bó cáp

24. Bó cáp

(Trên mặt bằng của thiết kế xây dựng lại)

25. a - giếng cáp

b - nắp hầm, hào cáp

26. Hầm cáp

27. Hầm cáp

(Trên mặt bằng của thiết kế xây dựng lại)

CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁCH GHI

Tên gọi

Ký hiệu

1. Thiết bị dùng điện

a - số hiệu trên mặt bằng

b - công suất định mức (kVA, kW), đối với các thiết bị điện phân (A)

c - dòng điện làm chảy cầu chảy hoặc tác động máy cắt đầu dây (A)

d - độ cao đặt thiết bị (m)

 hoặc

2. Thanh dẫn kín nối kiểu cắm

TDc

3. Thanh dẫn kín nối bằng bulông

TDb

4. Đường dây trục

DT

5. Dây trượt (trolley)

Tr

6. Đặt trong ống kim loại

Ok

7. Đặt trong ống cách điện

Ocđ

8. Đặt trong ống thủy tinh

Ot

9. Đặt trong ống mềm bằng kim loại

Om

10. Đặt trên vật cách điện

11. Đặt trên sứ đỡ

S

12. Đặt trên kẹp

K

13. Treo trên cáp thép

T

14. Đặt trong mương

M

15. Đặt trong hào

Ho

16. Đặt trong hầm

Hm

17. Đặt trong khối bê tông

Kb

18. Đặt ngầm

N

19. Độ rọi tiêu chuẩn (Lx). Ví dụ: 25 Lx

20. N - số đèn, n - số bóng đèn

a - công suất đèn (W), b - độ cao đặt đèn (m)

N

21. Độ cao của dây treo cách mặt đất. Ví dụ: 3,5 m

hđ = 3,5

22. Khoảng cách giữa hai cột (m)

l

23. Tổn thất điện áp (%)

DU

24. Điện áp một chiều 220 V

= 220 V

25. Điện xoay chiều có m pha, tần số f (Hz), điện áp U (V)

m ~ fU

26. Chữ để trên đường dây của lưới điện chiếu sáng:

a - số nhóm

b - mã hiệu dây dẫn

c - mặt cắt dây dẫn

d - phương thức đặt

a - b - c - d

27. Cáp 3 ruột, mã hiệu CLG, mặt cắt 3 x 70 mm2, đặt trong ống thép Ø 2"

28. 3 dây dẫn một ruột, mã hiệu CCN, mặt cắt 10 mm2, đặt trong ống cách điện

29. Hai mạch song song, mỗi mạch gồm 3 dây dẫn 1 ruột, mã hiệu CCN, mặt cắt 95 mm², đặt mỗi mạch vào một ống thép Ø 2½"

Chú thích:

CLG: Cáp lực cao áp cách điện bằng dây tương ứng với CБ

CCN: Cáp lực hạ áp cách điện bằng cao su lõi nhôm tương ứng với AПP

Tên gọi

Ký hiệu

30. Bốn dây dẫn 1 ruột, mã hiệu CCN, 3 dây có mặt cắt 95 mm2, 1 dây có mặt cắt 50 mm2

a - đặt trong ống thép Ø 3"

b - đặt trong ống cách điện

a) CNN 3 (1 x 95) + 1 x 50 - Ok3"

b) CNN 3 (1 x 95) + 1 x 50 - Ocđ

31. Đường dây trượt 3 pha, mỗi pha là một thép góc, mặt cắt 50 x 50 x 5 mm

Chú thích:

1. Nếu trong bản vẽ chỉ có một tần số 50 Hz thì không cần ký hiệu tần số.

2. Trong lưới điện chiếu sáng bằng dây dẫn, số lượng dây dẫn không cần ký hiệu. Ví dụ: CNN 4 (2 dây dẫn CNN mặt cắt 4 mm2).

3. Mã hiệu dây dẫn và cáp, kể cả cách đặt ở mỗi đường dây không cần ký hiệu, nếu nó đã được chỉ rõ trên bản vẽ.

4. Nếu trong lý lịch cáp đã kê thì trong mặt bằng chỉ cần ghi mã hiệu.

5. Ký hiệu một đường dây khi cần thiết không cần ghi trực tiếp trên đường dây mà ghi tách xa ra:

Ví dụ: 

III.TỔNG KẾT 

Để hiểu và đọc đúng bản vẽ cần phải biết được các kí hiệu dùng trong bản vẽ. Các kí hiệu được coi là ngôn ngữ của bản vẽ. Qua các kí hiệu người ta nhận biết được quy trình lắp đặt, quy trình vận hành và trình tự cũng như từng vị trí lắp đặt các thiết bị, từng loại vật tư cần dùng. Ở bản vẽ không thể nào thể hiện hết được các vị trí thiết bị nên dùng các kí tự, kí số để xác định vị trí thiết bị đó. Chúng ta phải tra bảng các kí tự, kí số để xác định đúng mã thiết bị trên từng vị trí lắp đặt. 

Mục đích khi xây dựng một bản vẽ kĩ thuật về hệ thống điện theo đúng tiêu chuẩn thiết kế  hỗ trợ tiến độ thi công đúng chuẩn, đúng tiến độ và đảm bảo an toàn cho người thi công .


TÀI LIỆU THAM KHẢO 

[1]: http://sdme.com.vn/news/cac-tieu-chuan-thiet-ke-he-thong-m&e-280116.html

[2]: https://vanbanphapluat.co/tcvn-185-1974-ky-hieu-dien-tren-mat-bang






Không có nhận xét nào

Hình ảnh chủ đề của Jason Morrow. Được tạo bởi Blogger.