Header Ads

Header ADS

TỔNG KẾT NHỮNG PHẦN ĐÃ HỌC ĐƯỢC VÀ NHẬN ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM

I. Tổng kết những phần đã học được. 

1. Tổng quan về hệ thống điện ở Việt Nam

Ở phần này cho ta được những kiến thức về tổng quan một hệ thống điện tại Việt Nam gồm những gì, tổng công suất lắp đặt tại Việt Nam, hệ thống truyền tải điện sau đó tới các trạm biến áp, từ đó ta tính được cách lựa chọn máy biến áp để cung cấp điện cho cả thành phố hoặc nhỏ hơn là các dãy hộ dân, các nhà xưởng, công ty, ...

2. Tính toán các phụ tải trong từng nhóm.

    Việc tính toán phụ tải từng nhóm, cho ta được thông số để lựa chọn thiết bị như aptomat, dây dẫn của từng thiết bị.

    Từ việc tính toán phụ tải từng nhóm, ta có thể tính được phụ tải của toàn phân xưởng, để từ đó tính toán lựa chọn máy biến áp.

Bảng tính toán phụ tải đã làm

3. Tính toán hệ thống chiếu sáng.
    
    Việc tính toán hệ thống chiếu sáng, cho ta chính xác được số liệu đèn sử dụng, độ sáng, công suất để bố trí đèn sao cho đủ độ sáng theo tiêu chuẩn, từ phân xưởng, nhà kho cho tới các phòng kĩ thuật, phòng làm việc,...
bản vẽ hệ thống chiếu sáng sau khi tính toán

4. Tính toán ngắn mạch.

    Việc tính toán ngắn mạch vô cùng khó khăn, ta cần có những thông số chính xác để có thể tính toán được, tùy vào mục đích và yêu câu ta sẽ có những tính toán khác nhau.


5. Tính toán hệ thống dây dẫn

    Việc tính toán dây dẫn rất quan trọng, dây dẫn được tính toán chọn lọc từ máy biến áp xuống các tủ phân phối, rồi từ tủ phân phối xuống các phụ tải sẽ giúp cho hệ thống luôn được đảm bảo an toàn, tránh các rủi ro sự cố do dây dẫn không chịu nổi dòng cao gây chập cháy.


6. Lựa chọn aptopmat, khí cụ điện

    Lựa chọn aptomat sẽ giúp cho từng phụ tải, hoặc là một hệ thống được đóng ngắt dễ dàng và được bảo vệ, và ngoài ra ta có thể biết chọn các khí cụ điện phù hợp.

=> Tóm lại.

    Kiến thức về cung cấp điện giúp chúng ta biết được cách tính toán phụ tải và dựa trên tính toán để lựa chọn thiết bị cung cấp điện bao gồm như máy biến áp, thiết bị đóng ngắt cho tủ động lực, tính toán lựa chọn dây dẫn, tính toán tổn thất công suất và ngắn mạch. Hiểu rõ về đặc điểm công nghệ HTD như: biến đổi năng lượng khác thành điện năng, dễ truyền tải đi xa, từ điện chuyển thành các năng lượng khác bên cạnh những đặc điểm như sản xuất và tiêu thụ đồng thời, các quá trình diễn ra trong hệ thống điện rất nhanh và công nghiệp điện năng có liên hệ mật thiết đến tất cả các ngành của nền kinh tế. Tiếp theo là hệ thống bảo vệ gồm những sự cố về tụt điện áp một phần của hệ thống điện, phá hủy các phần tử do dòng ngắn mạch, phá hủy các phần tử có sự cố bằng tia lửa điện, phá hủy ổn định của hệ thống mục đích để phát hiện và cô lập phần tử sự cố ra hệ thống. Về trung tâm điều độ HTD gồm có phạm vi hoạt động trên cả nước, hợp nhất tất cả các hệ thống điện, trung tâm điều độ HTD quốc gia là cơ quan chỉ huy vận hành cao nhất của HTD quốc gia nhằm mục tiêu tạo ra đảm bảo liên tục cung cấp điện, đảm bảo vận hành từng phần tử và toàn bộ hệ thống an toàn, đảm bảo chất lượng điện năng và đảm bảo vận hành HTD tinh tế nhất. 

Và sau khi học xong môn này và được thực tập làm qua thiết kế một phân xưởng cơ khí giúp sinh viên phần nào hiểu rõ được công việc làm sau này, kinh nghiệm tính toán lựa chọn các thiết bị điện, khí cục điện, lựa chọn máy biến áp, thiết kế 1 hệ thống điện hoàn chỉnh và ngoài ra còn được nâng cao kỹ năng dùng phần mềm như Autocad để vẽ bản vẽ điện. 

II. Nhận định sự phát triển hệ thống điện Việt Nam

    Ở Việt Nam, trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu năng lượng đã không ngừng tăng lên. Về cơ bản
Việt Nam vẫn luôn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và giữ vững an ninh, quốc phòng.

    Đối với nhu cầu năng lượng sơ cấp trong 10 năm qua, giai đoạn 2007-2017, tăng trưởng 14,6%, riêng sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng bình quân 9,5%. Dự báo trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng vẫn tăng trưởng 8,5-9,5%. Với nhu cầu điện thương phẩm như trên, dự kiến công suất điện 13.000-14.000 MW. Hiện nay, mới có 6.000 MW/năm. Từ nay đến năm 2030, mỗi năm cần công suất 5.000 - 7.000 MW/năm.
    
    Về điện lực, Việt Nam có nhu cầu tăng nhanh trong 15 năm qua, trung bình tăng trưởng điện thương mại khoảng 9,5%/năm. Riêng năm 2020, do tình hình dịch bệnh Covid-19, dự báo nhu cầu tăng trưởng ở mức 6,5%. Tuy nhiên giai đoạn 2021-2025 vẫn dự báo tăng khoảng 8,5%/năm.
    
    Theo Quy hoạch điện điều chỉnh đến năm 2025, dự kiến nhu cầu công suất nguồn điện của hệ thống phải đạt 96.000 MW. Như vậy, trong giai đoạn 2021-2025, mỗi năm Việt Nam cần bổ sung thêm khoảng 6000 MW. Trong khi đó, các nguồn điện năng chủ yếu như nhiệt điện, thủy điện cơ bản đều đã khai thác hết hoặc có những giới hạn phát triển. Thay vào đó, Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ về phát triển NLTT. Đặc biệt, với gần 5000MW công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành trong ba năm vừa qua, Việt Nam trở thành một trong những thị trường NLTT sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
    
    Sự gia tăng với tốc độ nhanh chóng của nguồn năng lượng tái tạo đã đặt ra những thách thức mới về sự phát triển đồng bộ của hệ thống lưới điện, cơ chế giá điện cùng nhiều vấn đề kỹ thuật liên quan khác. Để đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn tới, Việt Nam cần khuyến khích phát triển các dạng NLTT có thời gian xây dựng nhanh, phát triển lưới điện đồng bộ để đảm bảo giải tỏa công suất nguồn NLTT; Bổ sung nguồn điện sử dụng nhiên liệu sạch để đa dạng hóa loại hình nguồn điện, thay thế nguồn điện than tại khu vực khó phát triển. (theo Diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2020 “Phát triển năng lượng sạch - Xu thế và thách thức” của Bộ công thương Việt Nam).

Kết luận về môn cung cấp điện: 
    
    Cung cấp điện là một ngành khá quan trọng trong xã hội loài người, cũng như trong quá trình phát triển nhanh của nền khoa học kĩ thuật nước ta trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Vì thế, việc thiết kế và cung cấp điện là một vấn đề hết sức quan trọng và không thể thiếu đối với ngành điện nói chung và mỗi sinh viên đã và đang học tập, nghiên cứu về lĩnh vực nói riêng. 
    
    Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, các trường Đại học và Cao đẳng cũng đã định hướng và đưa vào giảng dạy môn Cung cấp điện. Nhằm cho sinh viên làm quen với những kiến thức cơ bản để sinh viên có thể vận dụng vào thực tế công việc.
    
    Đặc biệt là nhờ vào công sức giảng dạy của thầy T.S Lê Phương Trường đã luôn hỗ trợ và chỉ từng chi tiết nhỏ để sinh viên có thể tiếp thu thêm nhiều kiến thức về môn cung cấp điện, ngoài ra cách giảng dạy của thầy cũng làm tăng khả năng tìm kiếm tư liệu đúng chuẩn, khả năng làm việc nhóm. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm để chuẩn bị cho hành trang bước ra ngoài làm với cách doanh nghiệp.

 

Không có nhận xét nào

Hình ảnh chủ đề của Jason Morrow. Được tạo bởi Blogger.